12.3 PHÉP
THỬ XÁC ĐỊNH CHIẾT KIỆT ALCALOID
Các phép
thử sau đây được dùng để xác
định alcaloid đã được lấy kiệt hay
chưa.
1. Các alcaloid được chiết
bằng nước hoặc dung môi là ethanol-nước
Sau khi chiết ít nhất 3 lần,
lấy 0,1 ml đến 0,2 ml của dịch chiết
tiếp theo sau khi đã acid hoá bằng dung dịch acid hydrocloric 2 M (TT), thêm 0,05 ml dung
dịch kali tetraiodomercurat (TT) (thuốc thử Mayer) hoặc thêm 0,05 ml dung dịch kali iodobismuthat (TT)
(thuốc thử Dragendorff) đối với các alcaloid
thuộc họ Cà. Không được có tủa hay tạo
dung dịch đục. Trong trường hợp dung môi chiết
có độ cồn lớn hơn 25% trở lên thì sau khi
acid hoá, cần bay hơi hết dung môi (bằng cách đặt
khay sứ chứa dịch chiết lên nồi cách thuỷ nóng)
rồi mới thêm thuốc thử tạo tủa.
2. Các alcaloid được chiết
bằng dung môi hữu cơ
Sau khi
chiết ít nhất 3 lần, lấy 1 ml đến 2 ml
dịch chiết tiếp theo, thêm 1 ml đến 2 ml dung dịch acid hydrocloric 0,1 M (TT),
bay hơi hết dung môi hữu cơ, chuyển phần
dịch lỏng còn lại vào một ống nghiệm và
thêm 0,05 ml dung dịch kali
tetraiodomercurat (TT) (thuốc
thử Mayer) hoặc thêm 0,05 ml dung
dịch kali iodobismuthat (TT) (thuốc thử Dragendorff) đối
với các alcaloid thuộc họ cà hoặc thêm 0,05 ml dung dịch iod-kali iodid (TT) (thuốc
thử Bouchardat) đối với emetin. Không
được thấy có tủa đục rõ tạo thành
trong dung dịch.